Những nguyên nhân dẫn đến hen phế quản

Các biểu hiện của hen phế quản có thể được phát tán và trở nên nặng nề hơn bởi nhiều tác nhân. Không phải tất cả những người bị hen phế quản đều bị phản ứng với cùng một tác nhân. Ngoài ra, ảnh hưởng của các tác nhân này lên phổi cũng khác nhau ở mỗi người. Nhìn chung, độ nặng của các triệu chứng hen phế quản phụ thuộc vào việc có bao nhiêu tác nhân kích hoạt nên các triệu chứng và phổi của bạn nhạy cảm như thế nào đối với chúng.
Các tác nhân có thể được chia làm 2 nhóm:

  • Tác nhân dị ứng:
    • Phấn hoa theo mùa
    • Bụi, nấm mốc, vật nuôi, các thành phần của côn trùng
    • Thực phẩm như cá, trứng, đậu phộng, sữa bò, đậu nành
    • Các chất phụ gia như sulfite
    • Các tác nhân có liên quan đến công việc như chất latex
Khoảng 80% trẻ em và 50% người lớn bị hen phế quản đều có dị ứng.
  • Tác nhân kích thích:
    • Nhiễm trùng hô hấp: chẳng hạn như cảm cúm, viêm phế quản, viêm xoang
    • Thuốc: Như aspirin, các thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) khác, thuốc ức chế thụ thể beta (thường được dùng để điều trị cao huyết áp và một số bệnh tim)
    • Hút thuốc lá
    • Các yếu tố ngoài môi trường như khói, thay đổi thời tiết, mùi diesel
    • Các yếu tố trong nhà như nước sơn, bột giặt, khử mùi, hóa chất, nước hoa
    • Ban đêm
    • Bệnh lý trào ngược dạ dày - thực quản (GERD)
    • Tập thể dục: ví dụ như trong điều kiện lạnh và khô
    • Các yếu tố liên quan đến công việc như hóa chất, bụi, gas, kim loại
    • Các yếu tố cảm xúc: cười, khóc, hò hét, đau buồn...
    • Các yếu tố liên quan đến nội tiết tố (hormon): VD như hội chứng tiền mãn kinh
  • Tác nhân dị ứng:Loại tác nhân này là đặc hiệu
  • Không phải tác nhân dị ứng -hầu hết là tác nhân kích thích:Loại tác nhân này là không đặc hiệu
[​IMG]
Người bị hen phế quản luôn phải dùng thuốc

Một khi phế quản (hay mũi và mắt) bị viêm do tiếp xúc với tác nhân dị ứng thì việc tái tiếp xúc với những tác nhân dị ứng này thường gây nên các triệu chứng. Và những phế quản phản úng quá mức này cũng có thể đáp ứng với những tác nhân kích thích khác như tập thể dục, nhiễm trùng... Sau đây là liệt kê 2 loại tác nhân thường gặp:
Việc có nhiều tác nhân tiềm ẩn giải thích vì sao hen phế quản có thể khởi phát theo nhiều cách khác nhau. Nhưng trong đa số các trường hợp thì nó thường khởi phát trong độ tuổi từ 2 đến 6. Trong độ tuổi này thì thì hen phế quản thường có liên quan đến việc tiếp xúc với các tác nhân dị ứng như bụi, khói thuốc và nhiễm siêu vi đường hô hấp. Ở những trẻ dưới 2 tuổi thì khó chẩn đoán hen phế quản một cách chắc chắn. Thở khò khè ở độ tuổi này có thể theo sau tình trạng nhiễm siêu vi đường hô hấp và thường biến mất sau đó mà không dẫn đến bệnh hen phế quản. Tuy nhiên hen phế quản có thể khởi phát trở lại vào độ tuổi trưởng thành. Hen phế quản khởi phát ở người lớn thì thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn, hầu hết vào độ tuổi trung niên và thường theo sau một tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp. Tác nhân kích thích đối với nhóm này về bản chất là thường không phải do dị ứng.
[​IMG]
sơ đồ chu kì của hen phế quán
Bác sĩ có thể đề cập đến hen phế quản là "ngoại lai" hay "nội tại". Việc hiểu rõ hơn về bản chất của hen phế quản có thể giúp giải thích về sự khác biệt giữa chúng.
  • Hen phế quản "ngoại lai"(do dị ứng) thì phổ biến hơn (90%) và thường khởi phát khi còn là trẻ con. Có 80% trong số trẻ em bị hen phế quản được ghi nhận là có hiện tượng dị ứng. Tiền sử gia đình có người bị dị ứng và những trẻ này thường có thêm các dị ứng ở nơi khác như dị ứng mũi, chàm. Hen phế quản do dị ứng thường thuyên giảm khi bắt đầu đến tuổi trưởng thành. Tuy nhiên, có khoảng 75% trường hợp thì hen phế quản xuất hiện trở lại.
  • Hen phế quản "nội tại"(không do dị ứng) chiếm khoảng 10% trường hợp, thường khởi phát sau 30 tuổi và không có liên quan đến dị ứng. Loại này liên quan đến phụ nữ nhiều hơn và trong nhiều trường hợp thường theo sau tình trạng nhiễm trùng hô hấp. Loại hen phế quản này thường khó điều trị, các triệu chứng diễn tiến mạn tính và xuất hiện quanh năm.

Không có nhận xét nào ...