Với bệnh nhân hen phế quản, nên cung cấp ít nhất 1g đạm/kg thể trọng/ngày. Với bệnh nhân hô hấp kém, tỷ lệ chất béo trong khẩu phần có thể chiếm 40 - 45% tổng năng lượng cung cấp mỗi ngày. Hơn nữa, ăn chất bột đường sẽ làm tăng thông khí.
Chế độ ăn giàu chất béo omega-3 có thể làm giảm bớt tình trạng viêm. Trẻ ăn các hạt vốn giàu vitamin E (ít nhất 3 lần/tuần) cũng ít có nguy cơ bị thở khò khè. Cá hồi có thể phòng ngừa bệnh hen suyễn di truyền. Đối với trẻ trong gia đình có tiền sử mắc bệnh hen suyễn, nguy cơ phát triển bệnh rất cao.
Rau dền có chất oxy hóa cao giúp ngăn ngừa bệnh hen. (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, khi trẻ còn là bào thai, nếu mẹ thường xuyên ăn cá hồi và các loại cá chứa dầu thì nguy cơ mắc bệnh trong 5 năm đầu đời có thể được hạn chế đáng kể.Bệnh nhân hen cần được cung cấp đến khoảng 2g vitamin C mỗi ngày. Do đó, tăng cường ăn nhiều rau xanh củ quả, nhất là nguồn hoa quả có chứa nhiều vitamin C sẽ có lợi cho nhóm người mắc bệnh hen.
Một số loại thực phẩm giàu vitamin C như rau ngót, cần tây, ớt xanh to, bưởi, dền đỏ, rau đay, mồng tơi, ổi, cải xanh, cà chua, cam, chanh... Ăn cam, táo, cà chua và nho mỗi ngày giúp trị chứng thở khò khè và viêm mũi dị ứng nhờ vào lượng chất oxy hóa cao.
Thức ăn giàu bêta-caroten (có nhiều trong gấc, rau ngót, ớt vàng to, cà rốt...) và vitamin E (có nhiều trong dầu thực vật và các loại hạt) cũng có tác dụng bảo vệ và tăng cường chức năng hô hấp cho bệnh nhân hen.
Nên ăn nhạt, tức là kiểm soát lượng Natrium trong chế độ ăn vì nếu ăn quá nhiều sẽ gây ứ muối và nước, làm nặng thêm tình trạng khó thở. Natrium có nhiều trong gia vị (muối, bột ngọt, bột canh), các loại mắm, thức ăn khô (như các loại khô cá...), đồ hộp... Nên ăn dưới 6g muối/ngày (1 thìa cà phê nhỏ).
Bệnh nhân hen phế quản hay biếng ăn do ho, khò khè kéo dài, nhiễm trùng cấp, thở nông và mệt mỏi. Vì thế, hãy ăn nhiều bữa ăn nhỏ khoảng 6 bữa trong ngày. Bổ sung thức uống dinh dưỡng như sữa từ 400 - 600ml không những làm tăng được năng lượng nạp vào mà còn cải thiện được tình trạng dinh dưỡng cho bệnh nhân.
Tránh những thực phẩm sinh hơi, gây trướng bụng như thức uống chứa gas, táo, bơ, dưa hấu, đậu, bông cải xanh, bắp cải, ngô, hành, tiêu, rau cải ngâm giấm hoặc làm dưa chua...
Uống nhiều nước, từ 6 - 8 cốc nước/ngày. Không uống các thức uống chứa cafein, trà, thức uống chứa gas như các loại nước lên men, coca, pepsi... vì chúng có thể tương tác với một số thuốc điều trị.
Những thực phẩm trên cũng rất tốt cho việc điều trị thoát vị đĩa đệm.
Chế độ ăn giàu chất béo omega-3 có thể làm giảm bớt tình trạng viêm. Trẻ ăn các hạt vốn giàu vitamin E (ít nhất 3 lần/tuần) cũng ít có nguy cơ bị thở khò khè. Cá hồi có thể phòng ngừa bệnh hen suyễn di truyền. Đối với trẻ trong gia đình có tiền sử mắc bệnh hen suyễn, nguy cơ phát triển bệnh rất cao.
Rau dền có chất oxy hóa cao giúp ngăn ngừa bệnh hen. (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, khi trẻ còn là bào thai, nếu mẹ thường xuyên ăn cá hồi và các loại cá chứa dầu thì nguy cơ mắc bệnh trong 5 năm đầu đời có thể được hạn chế đáng kể.Bệnh nhân hen cần được cung cấp đến khoảng 2g vitamin C mỗi ngày. Do đó, tăng cường ăn nhiều rau xanh củ quả, nhất là nguồn hoa quả có chứa nhiều vitamin C sẽ có lợi cho nhóm người mắc bệnh hen.
Một số loại thực phẩm giàu vitamin C như rau ngót, cần tây, ớt xanh to, bưởi, dền đỏ, rau đay, mồng tơi, ổi, cải xanh, cà chua, cam, chanh... Ăn cam, táo, cà chua và nho mỗi ngày giúp trị chứng thở khò khè và viêm mũi dị ứng nhờ vào lượng chất oxy hóa cao.
Thức ăn giàu bêta-caroten (có nhiều trong gấc, rau ngót, ớt vàng to, cà rốt...) và vitamin E (có nhiều trong dầu thực vật và các loại hạt) cũng có tác dụng bảo vệ và tăng cường chức năng hô hấp cho bệnh nhân hen.
Nên ăn nhạt, tức là kiểm soát lượng Natrium trong chế độ ăn vì nếu ăn quá nhiều sẽ gây ứ muối và nước, làm nặng thêm tình trạng khó thở. Natrium có nhiều trong gia vị (muối, bột ngọt, bột canh), các loại mắm, thức ăn khô (như các loại khô cá...), đồ hộp... Nên ăn dưới 6g muối/ngày (1 thìa cà phê nhỏ).
Bệnh nhân hen phế quản hay biếng ăn do ho, khò khè kéo dài, nhiễm trùng cấp, thở nông và mệt mỏi. Vì thế, hãy ăn nhiều bữa ăn nhỏ khoảng 6 bữa trong ngày. Bổ sung thức uống dinh dưỡng như sữa từ 400 - 600ml không những làm tăng được năng lượng nạp vào mà còn cải thiện được tình trạng dinh dưỡng cho bệnh nhân.
Tránh những thực phẩm sinh hơi, gây trướng bụng như thức uống chứa gas, táo, bơ, dưa hấu, đậu, bông cải xanh, bắp cải, ngô, hành, tiêu, rau cải ngâm giấm hoặc làm dưa chua...
Uống nhiều nước, từ 6 - 8 cốc nước/ngày. Không uống các thức uống chứa cafein, trà, thức uống chứa gas như các loại nước lên men, coca, pepsi... vì chúng có thể tương tác với một số thuốc điều trị.
Những thực phẩm trên cũng rất tốt cho việc điều trị thoát vị đĩa đệm.
Không có nhận xét nào ...